Pages

25/9/13

Shutdown và Restart nhanh hơn trong Windows 7, windows 8


Windows 8 của Microsoft đang dần hoàn thiện và nổi bật lên trong mắt người dùng với những tính năng mới vô cùng hữu ích như giao diện Start Metro, màn hình desktop Aero mới nhẹ hơn, và trên hết việc Shutdown và Restart trong Windows 8 đc cải thiện so với Win 7 rất nhiều. Tuy nhiên, với một số máy tính đã cài nhiều chương trình nặng như Adobe Photoshop CS 6, Autocad 2012… thì việc Tăng tốc Shutdown và Restart trong Win 8 ở bài viết dưới đây sẽ vô cùng hữu ích cho các bạn


Bài viết này sẽ giới thiệu đến các bạn hai hiệu chỉnh nhỏ để giúp quá trình Shutdown hoặc Restart máy được mượt mà hơn:


1. Điều chỉnh tính năng tự động tắt chương trình khi lệnh Shutdown hoặc Restart được gọi

Thông thường, khi bạn đang mở một hoặc nhiều ứng dụng và tiến hành “ra lệnh” Shutdown hoặc Restart máy mà không tắt các ứng dụng này thì máy tính của bạn sẽ chờ để tắt khá lâu và đôi lúc lại xuất hiện thông báo End Tasks, hoặc Force Shutdown, kèm theo đó là danh sách các chương trình cần tắt trước khi bạn ra lệnh Shutdown hoặc Restart.
Việc làm này của Windows cũng có phần giúp bạn làm chủ được quá trình tắt máy hoặc khi “ra lệnh” nhầm vẫn có thể dừng quá trình Shutdown bằng cách nhấn Cancel ở thông báo End Tasks, hoặc Force Shutdown.
Thế nhưng, trong Windows 8, việc Shutdown, Restart, Hibernate hay Sleep lại được “cất giấu” khá kỹ nên bạn cũng không mấy lo ngại việc click nhầm.
Để cho Windows tự động tắt các ứng dụng khi bạn “tắt ngang”, bạn cần tạo thêm các khóa trong registry như sau:

-    Đầu tiên bạn gõ tổ hợp phím Windows + R để gọi hộp thoại Run.
-    Tiếp theo gõ regedit và nhấn OK, nếu UAC được bật, bạn nhấn Yes để đồng ý.
* Tạo khóa AutoEndTasks
+ Truy cập vào đường dẫn HKEY_CURRENT_USER\Control Panel\Desktop rồi click phải chuột lên thư mục Desktop chọn New > String Value rồi đổi tên New Value #1 thành AutoEndTasks
+ Tiếp theo, bạn nhấp đôi chuột lên khóa vừa tạo để mở hộp thoại Edit String rồi nhập vào giá trị là 1, sau đó nhấn OK.

* Tạo khóa HangAppTimeout
+ Tương tự vậy, cũng tại HKEY_CURRENT_USER\Control Panel\Desktop, bạn nhấn phải chuột lên thư mục Desktop chọn New > String Value rồi đổi tên khóa vừa được tạo ra thành HangAppTimeout.
+ Tiếp theo, bạn nhấp đôi chuột lên khóa vừa tạo để mở hộp thoại Edit String rồi nhập vào giá trị là 1000 (tương ứng 1s), sau đó nhấn OK
* Tạo khóa WaitToKillAppTimeout
+ Một khóa nữa cũng cần được tạo ra tại mục này là WaitToKillAppTimeout. Bạn thực hiện thao tác giống như việc tạo hai khóa ở trên, nhưng lần này, tên khóa vừa tạo rađược đổi thành WaitToKillAppTimeout.
+ Sau đó bạn click phải chuột lên khóa WaitToKillAppTimeout và chọn Modify, khi hộp thoại Edit String xuất hiện, bạn nhập giá trị cho khóa là 2000 (2s)

2.    Điều chỉnh thời gian chờ để tắt dịch vụ nền trên windows

Theo mặc định, thời gian chờ tắt các dịch vụ nền chạy trên windows 8 là 5000ms (5s), việc này làm cho quá trình Shutdown hoặc Restart trở nên chậm chạp hơn khi máy tính bạn có quá nhiều dịch vụ nền đang hoạt động:
Để rút ngắn thời gian này nhằm tăng tốc quá trình tắt các dịch vụ nền, bạn thực hiện việc điều chỉnh như sau:

-    Đầu tiên bạn gõ tổ hợp phím Windows + R để gọi hộp thoại Run.
-    Tiếp theo gõ regedit và nhấn OK, nếu UAC được bật, bạn nhấn Yes để đồng ý.
-    Truy cập vào đường dẫn HKEY_LOCAL_MACHINE>SYSTEM>CurrentControlSet>Control rồi click phải chuột phải lên khóa WaitToKillServiceTimeout chọn Modify.
-    Chỉnh giá trị khóa từ 5000 xuống còn 2000 hoặc 1000 (tối thiểu là 1000)
Chúc các bạn thành công
source: phanmemthuthuat

Hướng dẫn chia sẻ mạng Wifi trên Laptop Win 8


Phát Wifi bằng laptop trên Win 8 đang dần trở nên phổ biến khi hệ điều hành Win 8 đang dần chiếm lấy tình cảm của người sử dụng thay thế cho đàn em Win 7. Các bạn có thể thấy các bước phát Wifi trên Win 7 khá là đơn giản, tuy nhiên, ở win 8 có một chút thay đổi. Sau đây Phần Mềm Thủ Thuật sẽ hướng dẫn các bạn cách phát wifi bằng laptop trên win 8 mà không cần dùng đến các phần mềm hỗ trợ như connectify…


Bước 1 : Đầu tiên là tạo hostednetwork 


Trong command Promt (windows+x+a) bạn hãy nhập vào lệnh sau đây:

netsh wlan set hostednetwork mode=allow ssid=win8-wifi key=87654321
Trong đó: win8-wifi là tên host các bạn thích đặt là j cũng đc, còn 87654321 là password do bạn đặt, tối thiểu 8 ký tự, màn hình hiện thị ra như sau là được.
phat-wifi-bang-laptop-win-8
Bước 2 : Tiếp theo các bạn nhập tiếp dòng lệnh sau vào cmd
netsh wlan start hostednetwork
phat-wifi-bang-laptop-win-8
Bước 3 : Tiếp tục là share internet cho host:

Các bạn click phải chuột vào mạng đang được dùng để kết nối với internet (adsl, wifi hoặc 3G, ở đây mình đang dùng adsl nên mình chọn Ethernet ) -> chọn properties.

phat-wifi-bang-laptop-win-8
Trong thẻ Sharing, bạn hãy tick vào ô Allow other network users to connect through this computer’s Internet connection và ở bên dưới Home networking connection, bạn chọn tên profile vừa được tạo ra, mặc định là Local Area Connection* 14 rồi nhấn ok.
phat-wifi-bang-laptop-win-8
Vậy là xong. Bạn đã phát thành công 1 hostednetwork.
Để kiểm tra lại thông tin chi tiết, bạn hãy nhập dòng lệnh sau rồi nhấn enter

netsh wlan show hostednetwork
Bước 4: Để tắt wifi, bạn nhập dòng lệnh
netsh wlan stop hostednetwork
Để hủy bỏ 1 hosted đã tạo, bạn nhập
netsh wlan set hostednetwork mode=disallow ssid=win8-wifi key=87654321

Chú ý:
Để tiện cho việc phát và dừng phát wifi các bạn hãy làm như sau :
Bạn mở ở notepad nên paste dòng lệnh phát wifi vào
netsh wlan start hostednetwork
Rồi save lại với phần mở rộng .cmd ( save ra desktop dùng cho nhanh). Ví dụ: connectwifi.cmd
phat-wifi-bang-laptop-win-8

Tương tự với lệnh dừng phát wifi
netsh wlan stop hostednetwork
Sau đó bạn cần save lại với phần mở rộng là .cmd . Ví dụ: disconnectwifi.cmd.
Từ những lần sau, các bạn chỉ cần khởi chạy những tập tin này dưới quyền admin “Run as Administrator” là được.
Chúc các bạn thành công
                                                                                                    source: phanmemthuthuat