Pages

16/5/14

Mainboard bật máy quạt quay nhưng không lên màn hình

Bật công tắc, quạt nguồn có quay, máy không khởi động, kiểm tra thấy mất xung Clock.
Kiểm tra sau đây cho thấy, khi bật công tắc quạt nguồn vẫn quay nhưng mất xung Clock.




 
Phân tích nguyên nhân:
- Bật công tắc, quạt nguồn vẫn quay điều đó cho thấy, mạch khởi động trên
- Mainboard vẫn tốt, nguồn ATX vẫn tốt, các phụ tải bình thường không bị chập.
- Không có xung Clock (mất đèn CLK) là do các nguyên nhân sau:


  • Hỏng mạch Clock Gen (mạch tạo xung Clock)

  • Hỏng mạch ổn áp VRM (ổn áp cho CPU) hoặc chưa gắn CPU vào Main

  • Nguồn ATX có sự cố dẫn đến mất tín hiệu P.G


Xem lại bài học liên quan

Các bước kiểm tra sửa chữa:

Bước 1 - Thay nguồn ATX tốt để loại trừ nguyên nhân do lỗi nguồn ATX
Khi nguồn ATX có sự cố sẽ ngắt tín hiệu P.G và Mainboard bị mất tín hiệu PWR_GD

Bước 2 - Kiểm tra mạch ổn áp VRM cấp nguồn cho CPU, cách kiểm tra như sau:


  • Gắn CPU vào Mainboard

  • Cấp nguồn cho Mainboard trên rắc 24pin và rắc 4 pin

  • Chỉnh đồng hồ về thang 10V DC

  • Đo vào đầu cuộn dây ra của mạch ổn áp VRM

  • Bật công tắc nguồn cấp điện cho Mainboard (nếu bạn kiểm tra chậm thì cần gắn toả nhiệt cho CPU)=> Quan sát đồng hồ thấy kim báo điện áp bằng 0V

  • (điện áp VCORE = 0V)=> Mạch VRM bị hỏng

Bước 3 - Sửa mạch ổn áp VRM (nếu điện áp VCORE ra bằng 0V) * Xác định IC dao động của mạch ổn áp VRM
- Tháo CPU ra ngoài
- Chỉnh đồng hồ ở thang X 1Ω
- Đặt que đen vào chân cuộn dây ra (vị trí điện áp VCORE)
- Que đỏ đo vào chân các IC đứng gần khu vực Socket của CPU
=> Đo vào chân IC nào cho trở kháng bằng 0Ω (tức là chân IC thông mạch với chân cuộn dây ra) thì đó chính là IC dao động


Đo tìm IC dao động có chân thông mạch với điện áp VCORE (thông mạch với cuộn dây ra)

Khò lại IC dao động của mạch ổn áp VRM, nếu không được thì bạn thay thử IC này.

Bước 4 - Sửa mạch Clock Gen

Nếu đo điện áp VCORE (như phép đo sau đây) mà thấy có điện áp khoảng 1,5V => thì mạch VRM tốt



  • Gắn CPU vào Mainboard

  • Cấp nguồn cho Mainboard qua rắc 24Pin và rắc 4 Pin

  • Chỉnh đồng hồ ở thang đo 10V DC

  • Que đen của đồng hồ kẹp vào mass, que đỏ đo vào đầu cuộn dây
    ra của mạch VRM (cuộn dây ra là cuộn to hơn và có từ 2 đến 4 cuộn giống
    nhau)

  • Bật công tắc và quan sát đồng hồ => Nếu kết quả đo bằng khoảng 1,5V => nghĩa là mạch VRM hoạt động tốt

  • Nếu mạch VRM hoạt động tốt mà vẫn mất xung Clock => thì do hỏng mạch Clock Gen
    * Sửa chữa mạch Clock Gen
    - Xác định đúng IC của mạch Clock Gen (là IC 2 hàng chân, bên cạnh có thạch anh 14.3 Mz)
    - Vệ sinh sạch sẽ khu vực quanh IC rồi sấy khô (nếu có bụi và ẩm)
    - Thay thử thạch anh 14.3MHz
    - Khò lại chân IC - Clock Gen
    - Nếu các thao tác trên không được thì bạn cần thay IC - Clock Gen


    Khò lại chân IC - Clock Gen, nếu không được thì bạn cần thay IC - Clock Gen
    Bước kiểm tra lại .
    - Bạn cần kiểm tra lại xung Clock sau mỗi lần thao tác sửa chữa, khi nào thử lại thấy đèn CLK sáng liên tục là bạn đã sửa thành công bệnh này.
    - Quá trình kiểm tra xung Clock như sau:


    Trả lời câu hỏi liên quan:

    1. Câu hỏi 1 - Vì sao hỏng mạch VRM lại ảnh hưởng đến xung Clock ?

    2. Trả lời :
      Trên các Mainboard hiện nay, IC tạo xung Clock tức IC - Clock Gen thường có một tín hiệu P.GOOD (PWRGD) đi tới, tín hiệu này là tín hiệu báo sự cố của các mạch ổn áp, khi các mạch ổn áp hoạt động tốt thì tín hiệu này có mức logic bằng 1 và cho phép IC - Clock Gen hoạt động duy trì, trong trường hợp các mạch ổn áp có sự cố, khi đó tín hiệu PWRGD sẽ có mức logic bằng 0 và IC- Clock Gen bị khoá

    3. Câu hỏi 2 - Ta phải kiểm tra và sửa chữa xung Clock khi nào ?

    4. Trả lời:- Khi Mainboard vẫn mở được nguồn nhưng không khởi động, không báo sự cố thì ta cần kiểm tra xung Clock đầu tiên, bởi vì xung Clock là một điều kiện cần thiết để cho các IC trên Mainboard hoạt động, đồng thời khi kiểm tra xung Clock cho ta một số thông tin về bệnh của máy.
      Ví dụ: Với các Mainboard Pentium 4 - Khi ta kiểm tra bằng Card Test Main thấy có xung Clock thì ta suy ra được là mạch VRM và mạch Clock Gen đã hoạt động tốt, điều đó giúp ta loại trừ được các nguyên nhân để nhanh chóng tìm ra nguyên nhân hư hỏng của Main. Bài sau sẽ đề cập đến hiện tượng, có xung Clock nhưng Mainboard lại mất tín hiệu Reset hệ thống vì vậy nó vẫn không khởi động được.
    <source: lqv77>
  • Vào mạng trên laptop qua kết nối bluetooth của điện thoại

    Với công nghệ ngày càng hiện đại như hiện nay, việc sở hữu một chiếc Laptop và điện thoại có kết nối Bluetooth 2.0 là điều phổ biến, đặc biệt là điện thoại có sóng 3G

    Việc truy cập internet bằng USB 3G đòi hỏi người dùng phải bỏ ra khoảng 500-700 nghìn để mua usb 3g và mỗi tháng phải mất từ 100 đến 200 nghìn tiền truy cập, mà dung lượng thì hạn chế: khoảng 50 nghìn cho 1Gb lưu lượng.

    Vậy nếu bạn muốn có thể truy cập internet di động mọi lúc mọi nơi với tốc độ cao (như usb 3G) mà nhu cầu không thường xuyên, với giá cả thậm chí rẻ hơn usb 3G thì phải làm sao?... Mình xin chia sẻ kinh nghiệm mà mình mới có được cho anh em.


    Cách làm như sau:
    B1. Dùng điện thoại để kết nối bluetooth với máy tính. (điện thoại 3G thì càng tốt, vì tốc độ nhanh hơn rất nhiều). chú ý là mở bluetooth cho dt và máy tính.(sau khi mở bluetooth của máy tính, nhắp đúp vào biểu tượng bluetooth ở dưới thanh Taskbar, chọn new connection để dò thiết bị bluetooth của điện thoại. khi máy yêu cầu nhập password thì nhập cùng một số cho laptop và dt, nhớ chọn cho phép thiết bị kết nối tự động luôn.

    *Sau khi máy tính đã kết nối với điện thoại thì cần làm bước sau:
    B2: Kiểm tra kết nối của máy tính với máy di động bằng cách từ máy tính chọn: Start -> Control panel -> System sau đó chọn Tab Hardware -> chọn Device manager >> chọn Modem (cách nhanh hơn: Nhấp chuột phải vào My Computer -> chọn Manage). Sau đó trong danh sách Modem hiện ra nháy đúp vào modem vừa được cài đặt trên máy hoặc nhắp phải vào modem, chọn properties



    Hộp thoại modem properties hiện ra:



    -> chọn Tad Advanced và trong hộp Extra initialization commands nhập vào đầy đủ chuỗi ký tự:
    + Đối với mạng Vinaphone thì nhập vào: at+cgdcont=1,"ip","m3-world"
    + Đối với mạng Mobifone thì nhập vào: at+cgdcont=1,"ip","m-wap"
    + Đối với mạng Viettel thì nhập vào: at+cgdcont=1,"ip","v-internet"


    vậy là bạn đã làm xong phần thiết lập modem. bạn cần tạo một kết nối internet bằng modem quay số ở bước 2.

    B3: vào Control panel -> chọn Internet Options -> Tab Connections -> chọn Add -> chọn Dial-up to the private network. Ở mục Phone number điền vào *99#rồi chọn Next -> Đặt tên lại cho liên kết của bạn tùy ý (ở đây mình chọn là GPRS) -> Finish. các thông số kết nối username, password: để trống Tiếp tục nhấn vào Properties để chọn lại Modem kết nối và chỉnh lại các thông số khác. Nhấn OK để hoàn tất.
    Tiếp tục bạn nhấp vào tuỳ chọn Dial whenever a network connection is not present ->OK để hoàn tất.



    Cuối cùng: Quay lại cửa sổ kết nối Internet, bạn bấm chọn nút Kết nối, chờ cho chương trình làm việc và thực hiện kết nối.



     

    Vậy là bạn đã có thể truy cập internet được rồi.

    Mách nhỏ: Mình dùng mạng Viettel,


    Chúc các bạn thành công !
    <source: vatgia.com>