Pages

3/12/13

Kiểm tra tốc độ mạng trực tuyến không cần cài đặt phần mềm

Bạn có tin vào tốc độ Internet nhà cung cấp đã cam kết với bạn? Hay chỉ đơn thuần là bạn muốn biết tốc độ đường truyền Internet của bạn như thế nào? Thật đơn giản và không cần phải cài đặt mất thời gian với SpeedTest

Với SpeedTest, bạn có thể kiểm tra tốc độ đường truyền một cách dễ dàng và chính xác, giúp bạn có thể xác định những lời quảng cáo của các nhà cung cấp dịch vụ là có đúng hay không.

Sử dụng SpeedTest để kiểm tra tốc độ kết nối Internet, đầu tiên, bạn truy cập vào trang chủ của chương trình tạihttp://www.speedtest.net/. Sau khi truy cập vào website của SpeedTest, bạn sẽ thấy giao diện như sau:
Trong đó, điểm vàng nổi bật chính là vị trí đặt server mà SpeedTest khuyên bạn nên dùng để thử nghiệm tốc độ kết nối Internet từ máy tính của bạn đến đó. Dựa vào đó để biết được tốc độ gửi và nhận dữ liệu trên đường truyền Internet của bạn là bao nhiêu. Những gì bạn cần làm bây giờ là đưa chuột lên nút Start Test ở bên trên bản đồ, và bấm vào nút Begin Test.
Sau khi nhấn Begin Test, một đồng hồ tốc độ sẽ xuất hiện và nó sẽ bắt đầu hiển thị tốc độ download dữ liệu từ máy tính đến server đã chọn và tốc độ gửi dữ liệu theo chiều ngược lại (đây chính là quá trình upload và download). Sẽ mất một vài phút hoặc một vài giây tùy thuộc vào tốc độ đường truyền của bạn.
Khi quá trình thử nghiệm tốc độ kết nối Internet của bạn hoàn thành, bạn sẽ thấy một giao diện như dưới đây với bảng thống kê tốc độ truyền (upload) và nhận (download) dữ liệu từ máy tính đến server đã chọn trên đường truyền của bạn.
Sau khi kết thúc quá trình thử nghiệm đầu tiên, bạn cũng có thể chạy thử lại tốc độ kết nối đến server đó hoặc thử nghiệm tốc độ kết nối đến một sever khác ở một địa điểm khác trên thế giới khác bằng cách nhấn vào một trong hai nút sau Test Again hoặc New Server ở góc trên bên phải.
Lưu ý: Trong quá trình đo tốc độ kết nối, bạn phải đảm bảo rằng không có chương trình nào đang tiến hành download hoặc máy tính nào trong mạng nội bộ (nếu có) sử dụng đường kết nối Internet để đảm bảo kết quả đo là chính xác nhất. Ngoài ra, bạn cũng nên tiến hành thử nghiệm nhiều lần trên nhiều server ở những địa điểm khác nhau để có được kết quả chính xác nhất.

Hy vọng rằng dịch vụ này sẽ giúp bạn ân tâm hơn về tốc độ kết nối của nhà cung cấp dịch vụ và hài lòng với tốc độ của gói dịch vụ mà mình đang sử dụng.
<source: ICT News>

Cách sử dụng card test Main

Card test Main là gì?Bao nhiêu loại?Card test main thường có 02 (hoặc 04) LED 7 đoạn để hiển thị các số từ 00 –> FF (hệ thập lục phân). Các LED báo hiệu nguồn điện -5V, +5V, +12V, -12, +3.3V, Reset LED, RUN LED. Giao tiếp với mainboard bằng khe cắm PCI hoặc ISA (các card test main trước đây chỉ có loại ISA, rồi ra loại PCI, và cả 2 loại khe cắm ISA và PCI). Trên card có một chíp xử ard.Trước đây do card test còn rất đắc tiền (~100$ đối với loại có nguồn gốc Âu, Mỹ, ~50$ đối với loại có nguồn gốc Đài Loan, TQ), hiện giờ thì Phong Vũ bán em 2 LED là 4 đô, còn 4 LED là 8 đô, nhưng có thể kiếm các hàng TQ ở khu Nhật Tảo tầm 50k .

Nguyên tắc hoạt động:

Các LED báo nguồn thì khỏi bàn rồi đủ LED là đủ nguồn. Vì một số nguồn hoặc dây nối nguồn hỡ hoặc đứt sẽ cấp nguồn không đủ (loại điện thế) cho main –> main ko hoạt động. Nếu main chạy bình thường thì LED Reset chóp một cái, nếu quá trình POST diễn ra OK thì LED RUN sẽ nháy liên tục.

Nguyên tắc hoạt động thì rất đơn giản. Chủ yếu dựa trên quá trên quá trình POST của BIOS (một số main có tích hợp card này trên main = 02 LED 7 đoạn hoặc 4/8 LED thường).
Khi bật máy lên (đối với loại nguồn AT) hoặc khi nhấn nút “Power” thì trước tiên Main + CPU phải chạy được, kế đó là quá trình POST của BIOS hoạt động, nó kiểm tra Main + CPU + RAM + HDD + FDD… nói chung là kiểm tra từng thành phần kết nối với mainboard.

Quá trình này đang diễn ra thì trên màn hình chưa hiện lên gì cả cho đến khi nghe một tiếng Beep thì màn hình mới hiện lên. Khi đã nghe được một tiếng Beep (dứt khoát rỏ ràng) thi quá trình POST gần như xong.
Nếu để ý ta sẽ thấy POST tiếp tục test RAM, HDD, FDD, CD-ROM.. nhưng thật ra đây chỉ là quá trình báo kết quả hoặc test lại lần nữa thôi.
Nhưng khi màn hình hiện lên thì coi như card test main “không còn giá trị lợi dụng” vì ta có thể nhìn vào màn hình để chuẩn đoán các lỗi để khắc phục.
Vậy ta thấy card test chỉ được sử dụng từ khi bật “power” cho đến khi man hình hiện lên là OK.


Thực sự card Test làm gì?

Trong quá trình POST, nếu như POST kiểm tra một thiết bị nào thì sẽ gởi một mã (HEX) qua một địa chỉ cố định, ví dụ: nếu test CPU thì lần lượt gởi các mã từ C1..C5, test RAM thì gởi mã C6…(các mã này, và địa chỉ mã được gởi đến chỉ có nhà sản xuất chip BIOS mới biết nên không loại trừ trường hợp card test mainboard không thể sử dụng trên một số đời mainboard) và card test mainboard chỉ có nhiệm vụ lấy giá trị này, tại địa chỉ này và hiện số lên để cho Kỷ thuật viên “Debug”.

Nếu card hiện số C6 thì do POST đang test RAM (chỉ là ví dụ vì mỗi đời BIOS mã lỗi, địa chỉ đều khác nhau) rồi đứng hoài chổ này chứng tỏ RAM có vấn đề. Tương tự nếu card báo C1..C5 thì CPU có vấn đề. Những mã hiện lên, tương ứng với lỗi. cái này thì chắc chắn trong sách hướng dẫn có vì bạn lật sách ra thì thấy các bản liệt kê và cũng có lưu ý bảng tra tương ứng chỉ sử dụng cho “dòng” BIOS nào. Nếu như vậy, thì thực sự nếu muốn đầy đủ thì khi test main nào phải có Bảng tra của nhà sản xuất bios tương ứng. Cái này thì bạn có thể Search trên internet để có thêm có thể bằng từ khóa “HEX Code POST” khác với “POST code” thường chỉ cho bạn bảng tra các tiếng beep (chuẩn đoán PC qua tiếng Beep của BIOS).

Vì vậy nếu card test của bạn không “chận” đúng địa chỉ, hoặc là hiện mã lỗi mà bạn không biết mã đó là mã gì thì cũng vô dụng. Các loại card TQ (3$/Card) chỉ chận một địa chỉ cố định –> chắc chắn không thể test được cho mọi loại mainboard. Trường hợp dễ thấy là card không hề hiện gì cả, hoặc hiện lung tung đối với một số loại mainboard.

Nếu là card “xịn” thì sẽ có thêm “addr switch” để định địa chỉ lấy dữ liệu, thích hợp cho việc test nhiều đời main khác nhau và dùng để test các thiết bị phần cứng giao tiếp máy tính qua khe PCI/ISA. Dân lập trình vi xử lý/ giao tiếp máy tính qua khe PCI/ISA thậm chí LPT mà có được card này thì rất OK (dĩ nhiên mua với giá rất đắt 50-100$ tuỳ nhà sản xuất).

Yêu cầu tối thiểu cho card test này:
- Có các LED báo nguồn chính 5V, 12V, 3v3 <– Cái này cũng không quan trọng lắm, vì khi thiếu 1 trong các mức nguồn chính này bộ nguồn lập tức cua ngay. Đa phần tôi nhìn các đèn báo nguồn này để xác định card có tiếp xúc tốt với khe cắm PCI không mà thôi. Cho nên nếu card test không có cũng không sao. Về cơ bản nên có.
- Có LED báo CLK: <– Báo hiệu xung clock đã họat động tốt.
- Có LED RST: <– Đèn này sẽ sáng rồi tắt để báo hiệu đã có xung reset. Xung này rất quang trọng và thường bị mất khi một trong các yếu tố như nguồn cấp hay xung clk… trên main bi mất hoặc thiếu.
- 2 hoặc 4 LED 7 đoạn để báo mã POST: <– Cái này là không thể thiếu và nó chính là chức năng cơ bản nhất của Card test.
Ngòai ra, một số card test lọai mới có thể sẽ không có hoặc có thêm một số đèn báo khác như: Frame/OSC, BIOS/IRDY, RUN
- Do các LED này không thống nhất giữa các nhà sản xuất nên nó sẽ chạy trên một số mainboard và không chạy trên một số mainboard khác. Nên 3 LED này (tên thì đến 5 lọai) thật ra gần như 1, khi main đã chạy thì sẽ sáng hoặc nhấp nháy.
- Đối với các bạn mới tập tành sử dụng thì chỉ nên mua lọai 2 LED 7 đoạn và 8 hoặc 9 LED báo nguồn và chức năng là OK rồi.
Các hạn chế của lọai card test main thường này: